Nội dung mà Tòa chấp nhận thụ lý Philippines kiện Trung Quốc về Tranh chấp chủ quyền Biển Đông

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) khẳng định tòa án này có quyền tài phán với 07 trong số 15 nội dung Philippines khởi kiện, gồm[14][15] [lower-alpha 1]:

  • Bãi cạn Scarborough không được hưởng quyền có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
  • Đá Vành Khăn (Mischief Reef), bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và đá Xu Bi (Subi Reef) là những cấu trúc địa lý thấp hơn mực thủy triều cao và chỉ cục bộ nhô lên trên mực triều thấp, nên gọi là các thực thể địa lý triều thấp hay những bãi đá thủy triều[16], không được hưởng quyền có vùng biển chủ quyền (tức là lãnh hải), vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa. Đồng thời chúng là những thực thể địa lý không đủ điều kiện để các quốc gia chiếm dụng bằng cách cư ngụ hoặc các hình thức chiếm dụng khác.
  • Đá Ga Ven (Gaven Reef) và cụm đá Ken Nan-đá Tư Nghĩa (McKennan Reef) là những cấu trúc địa lý (dạng bãi đá ngầm) thấp hơn mực thủy triều (bãi đá thủy triều), không được hưởng quyền có vùng biển chủ quyền (tức là lãnh hải), vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Nhưng mực triều thấp của các kết cấu này có thể được sử dụng để xác định đường cơ sở, mà căn cứ vào đó để xác định chiều rộng của vùng biển chủ quyền (lãnh hải) của đảo Nam Yết (Namyit) và đảo Sinh Tồn (Sin Cowe) (Ga Ven cho Nam Yết, và Ken Nan-Tư Nghĩa cho Sinh Tồn).
  • Đá Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) không được hưởng quyền có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
  • Trung Quốc đã cản trở trái phép ngư dân Philippines mưu sinh bằng cách cản trở hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi cạn Scarborough.
  • Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đối với việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây.
  • Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước khi triển khai các tàu của lực lượng thực thi pháp luật (như Ngư chính, Hải giám Trung Quốc) gây nguy hiểm, rủi ro, va chạm với các tàu của Philippines hành hải gần khu vực bãi cạn Scarborough (vi phạm quyền hành hải của Philippines).

Tóm lại, vụ kiện này là về vai trò lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này, và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước.[17]

Không thuộc thẩm quyền của Tòa

Tòa Trọng tài đã nhấn mạnh không xét xử và kết luận về bất cứ vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.[17]

Ảnh hưởng của việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tới vụ kiện

Từ năm 2014, Trung Quốc đã nạo vét cát từ đáy biển và cải tạo hơn 1.200 hecta diện tích của các đá (Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Vành Khăn, Xu Bi, Ga Ven, Tư Nghĩa), xây dựng thành 07 đảo nhân tạo nổi trên mực triều cao đã làm thay đổi hoàn toàn đặc điểm của các bãi đá ngầm này so với những cấu trúc vốn có của các thực thể địa lý này thời còn là những bãi đá thủy triều[16]

Liên quan

Philippines Philippines kiện Trung Quốc về Tranh chấp chủ quyền Biển Đông Philippines 2–0 Việt Nam (Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010) Philippines' Next Top Model (mùa 1) Philippines' Next Top Model (mùa 2) Philippines tại Thế vận hội Philippines và quần đảo Trường Sa Philippines tại những đấu trường sắc đẹp lớn nhất thế giới Philippines tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007 Philippines tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Philippines kiện Trung Quốc về Tranh chấp chủ quyền Biển Đông http://english.cntv.cn/program/newsupdate/20130719... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/1607... http://mobile.bloomberg.com/news/2014-12-12/south-... http://www.gmanetwork.com/news/story/305570/news/n... http://kluwerarbitrationblog.com/blog/2013/08/28/a... http://www.pcacases.com/web/sendAttach/1506 http://www.reuters.com/article/2013/09/27/us-china... http://www.reuters.com/article/2015/07/24/southchi... http://thediplomat.com/2015/10/philippines-v-china... http://www.todayonline.com/commentary/hague-ruling...